bài xào Trâm viết
Rượu ra đời như thế nào?
Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử. Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học. Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố giả thuyết cho rằng người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước CN.
Rượu có rất nhiều loại mùi vị, tính chất khác nhau. Tuy nhiên tất cả các thứ rượu đều có một thành phần chung, đó là cồn (alcoohl). Theo công nghệ sản xuất, rượu được phân loại như sau:
Rượu chưng cất: Loại rượu này dùng những nguyên liệu chứa đường và tinh bột, nhưng sau khi lên men được cất lại. Rượu chưng cất là những loại rượu nặng như : Brandy, Whisky, Rhum, và Vodka…
Rượu lên men thuần túy : Rượu được lên men từ các nguyên liệu có chứa đường và tinh bột và đều có nồng độ thấp. Những điển hình của loại rượu này là: Rượu vang, saké, rượu nếp…
Rượu pha chế: Đây là thứ rượu lên men hoặc rượu cất có pha thêm đường, hương liệu, dược liệu….mà thành. Trong nhóm này có các thứ rượu bổ, rượu sâm, Liqueur, cocktail.
Rượu chưng cất
Brandy: Đây là các loại rượu mạnh chưng cất từ vang (nho) hay từ trái cây đã lên men. Thường thì Brandy phải qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ cồn 70 – 80 % rồi mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình oxy hóa, sau đó được pha thêm nước cất để đạt được độ cồn khoảng 40%. Brandy có hai dòng chính là Cognac và Armagnac.
Whisky: Từ “Whisky” được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1736 trong tiếng Gaelic tại Ireland và có nghĩa là “nước của cuộc sống”. Khái niệm này đã phổ biến ngay từ thế kỷ XVI, nhưng khi đó người ta hiểu đấy không chỉ riêng là Whisky mà còn là những loại rượu chưng cất khác có thêm đồ gia vị. Đây là loại rượu có độ cồn cao, chưng cất từ ngũ cốc, có nguồn gốc từ các dòng tu sĩ ở Ireland, sản xuất để phục vụ cho các buổi lễ thánh, sau đó được truyền bá sang Scotch và một số nước khác.
Rhum: Người ta vẫn chưa thể hiểu nguồn gốc của từ “Rhum”, nó có thể xuất phát từ tiếng Latin “saccharum” (đường) nhưng đó cũng chỉ là một giả thiết. Cũng rất có thể nó sinh ra do các lính thuỷ người Anh, bởi ở Anh người ta dùng từ “rhum” để chỉ một người đàn ông liều lĩnh và khoác lác. Ngoài ra, có người cho rằng “rhum” là từ viết tắt của “rumbuillon” là ngôn ngữ của các thuỷ thủ chỉ sự huyên náo của mỗi cuộc chè chén.
Rhum có một lịch sử rất rực rỡ, bắt nguồn từ Châu Á, theo chân con người trong cuộc hành trình về phương Tây. Cây mía được Columbus mang đến Châu Mỹ, Cuba và Rhum xuất hiện đầu tiên tại vùng này. Rhum ngày nay hiện diện ở những nơi có trồng mía, loại rượu này được chưng cất từ nước cốt mía hay sản phẩm của cây mía (xirô mía, mật mía). Nó được chưng cất đến khoảng dưới 95o cồn và thường được đóng chai ở độ thấp hơn nhiều, Rhum còn giữ lại phần lớn mùi vị tự nhiên của sản phẩm gốc (mía).
Vodka: Vodka là loại rượu mạnh không màu có thể làm từ bất cứ loại ngũ cốc nào. Lúa mới chưng cất Vodka đạt đến 95o cồn, sau giảm dần còn 40 – 50o. Vodka không nhất thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần xử lý nhằm loại bỏ hương vị và màu sắc để trở thành trong suốt, không mùi (chủ yếu sử dụng than hoạt tính để khử chất độc). Đây là loại rượu dễ bay hơi có thể pha chế với nhiều loại trái cây và các hỗn hợp đồ uống khác.
Gin: Rượu Gin nổi tiếng được sản xuất ở Hà Lan, được giáo sư Genever làm ra từ trái Juniper Berry với mục đích chữa bệnh cho một người bị thận. Hỗn hợp này không có tác dụng chữa bệnh nhưng lại có tác dụng gây tê, giảm đau. Khi vua William III lên ngôi hoàng đế nước Anh năm 1689, rượu Gin là loại đồ uống rất phổ biến, từ “Gin” cũng là do người Anh gọi tên loại rượu này. Gin được chưng cất từ các loại hạt (ngô, lúa mạch, lúa mì…) trộn với hương liệu thảo mộc như hạnh nhân, quế, hạt coca, gừng, vỏ chanh, cam… Về mặt kỹ thuật, Gin có thể được coi là các loại rượu mùi nếu được cho thêm đường. Độ cồn trong rượu Gin thường là 34độ– 47độ.
Dòng rượu lên men
Vang: Rượu vang được phân theo giống nho, có vang trắng, vang đỏ, theo phương pháp lên men và ủ có vang thường, vang sủi bọt Champagne, theo cách chế thêm các phụ gia có các loại rượu mùi (pha thêm đường, tanin…), vang khan (ít ngọt) từ quy trình lên men toàn bộ đường có trong dịch quả nho. Rượu vang có nồng độ cồn khoảng 28o – 30o. Trên thế giới hiện nay có khá nhiều nhãn hiệu rượu vang nổi tiếng với những đặc điểm tạo sự riêng biệt cho các loại rượu trên : vang Pháp, Ý, Đức, Mỹ, Úc…
Saké: Đây là loại đồ uống cổ truyền của người Nhật, không màu (hay hơi vàng), trong và độ cồn trung bình là 15o (rượu vang trung bình là 12o). Đây là sản phẩm chiếm lượng tiêu thụ 15% đồ uống mỗi năm ở Nhật.
Rượu Saké, cũng giống như bia và vang được lên men nhờ quá trình lên men rượu: dưới tác dụng của nấm men, đường của ngũ cốc được chuyển thành rượu. Quá trình sản xuất rượu sake có vẻ hơi giống quá trình sản xuất bia, bởi nấm men đều sử dụng đường từ tinh bột để lên men. Gạo dùng trong sản xuất Saké hoàn toàn khác với gạo ăn bình thường. Bởi lẽ, để sản xuất Saké, cần loại gạo có hàm lượng tinh bột tập trung ở trung tâm hạt, vì thế hạt gạo trắng và không trong như gạo ăn. Không thể dùng gạo ăn hàng ngày để sản xuất Saké.
Rượu pha chế
Cocktail là loại rượu pha chế điển hình và nổi tiếng nhất thế giới. Cocktail có tính bổ dưỡng và không gây say. Nguồn gốc của từ “cocktail” có rất nhiều cách giải thích nhưng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Đây là hỗn hợp được pha từ hai loại rượu trở lên, hoặc được trộn với soft drinks (đồ uống không ga, hoặc nước trái cây…) theo một công thức có tính tương đối. Cocktail được xem là thức uống bổ dưỡng và mang tính nghệ thuật cho nên cách pha chế nó tuỳ theo cảm nhận của mỗi người chứ không mang công thức cứng nhắc.
Người ta vẫn còn tranh luận gay gắt về việc các loại thức uống có cồn có tác dụng tốt đến sức khỏe. Nhiều tác dụng tốt trước mắt bị triệt tiêu đi vì các tác hại khác, như nguy cơ bị ung thư tăng lên khi uống rượu đều đặn mặc dầu chỉ ở lượng nhỏ, điều này đã được khẳng định bởi những nghiên cứu khoa học. Nhưng một công trình nghiên cứu khác cho thấy dùng một lượng rất ít một số thức uống có cồn nhất định, đặc biệt là rượu vang đỏ (vào khoảng 1 – 2 ly một ngày), qua một thời gian dài có thể bảo vệ chống lại bệnh về động mạch vành của tim. Ngoài ra uống cho đến 20 – 40ml ở phái nam hoặc đến 10-20ml ở phái nữ cũng có thể làm tăng tuổi thọ.
Rượu có từ khi nào?
Uống rượu là thói quen rất lâu đời của con người. Cách đây 2.800 năm, người ta đã biết đến rượu và dùng rượu. Rượu là một thức uống khó thiếu trong cuộc sống. Trong đời thường, rượu đã đi vào nếp suy nghĩ, đi vào ca dao, tục ngữ, biểu lộ tình cảm mộc mạc của người Việt Nam. Khi vui, uống rượu, buồn cũng uống rượu, thưởng cũng rượu mà phạt cũng dùng rượu; chung rượu sum vầy, chung rượu tiễn biệt… Nghĩa là trong mọi hoàn cảnh, con người đều có thể uống rượu. Mặt khác, rượu còn là nét văn hóa của các nước, các vùng miền. Rượu có nhiều loại khác nhau do cách chế biến. Rượu được chế biến bằng kỹ thuật lên men từ đường hay tinh bột như gạo, lúa mì trong điều kiện được ủ kín. Trong quá trình lên men thành rượu, khí CO2 được sinh ra, chính khí này làm cho rượu sủi bọt và tạo áp lực hơi khi khui, như khi khui rượu champagne đúng cách sẽ tạo ra tiếng nổ và tiếng nổ này tượng trưng cho sự may mắn, thành công, tốt lành. Ngoài ra, trong quá trình lên men, rượu còn sinh ra một số tạp chất lẫn trong rượu, chúng rất có hại cho sức khỏe. Nếu tạp chất quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể như mù mắt, rối loạn tim mạch… Khi nồng độ rượu lên đến khoảng 12%-13% thì con men rượu bị chết vì nhiễm độc rượu, nghĩa là nó chết vì sản phẩm của chính nó. Ở con người, khi uống một lượng rượu nhiều trong thời gian ngắn thì nồng độ rượu trong máu lên quá cao, điều này cũng có thể dẫn đến ngộ độc rượu.
Nồng độ chuẩn để rượu ngon
Nhiều câu hỏi được đặt ra về nồng độ cồn của rượu Nếu mua thì nồng độ bao nhiêu là hợp lý? Có phải cứ nồng độ cao là ngon không? Để giải đáp các thắc mắc trên cũng như tư vấn cho quý khách về nồng độ khi mua rượu phục vụ cho các mục đích khác nhau. xin đưa ra 2 mức độ để phân biệt rượu ngon và rượu thường, cũng như so sánh nồng độ cồn trong rượu công nghiệp và rượu chưng cất nấu thủ công thì có gì là khác nhau. Bình rượu ngon Sự khác nhau về nồng độ rượu công nghiệp và nấu thủ công Thường khi sản xuất rượu trong công nghiệp người ta thường để độ rượu giao động trong khoảng từ 29 đến 40 độ. Tại sao lại thế, mà không phải là cao hơn xin mời các bạn hãy xem một số nguyên nhân sau đây: Do nồng độ cồn càng thấp thì thuế đánh vào doanh nghiệp sản xuất rượu càng thấp, đồng nghĩa lợi nhuận tăng lên. Do nhu cầu phục vụ các yêu cầu khác nhau của khách hàng. Khi nồng độ dưới 30 độ nhiều người hỏi rượu còn có thơm nữa không? xin trả lời rằng rượu vẫn có hương thơm nồng do trong nghề làm rượu công nghiệp người ta thường trộn thêm hương liệu để tạo mùi nên rượu có độ thấp thế nào đi nữa vẫn có mùi thơm. Rượu ngoại ngon nặng bao nhiêu độ ? Thường khi mua rượu ba kích tím các bạn sẽ được tư vấn là bạn mua loại 30 hay 35 hay thậm chí là 50-55 độ. Để chọn độ nào cho hợp lý đầu tiên các bạn phải hiểu cách người ta đấu rượu ( tức là lấy nước cốt nồng độ cao pha loãng để ra nồng độ thấp hơn ). Vì thế mình xin chia ra làm 2 khoảng để giải thích rõ hơn Với rượu kim sơn từ 40 độ trở xuống chắc chắn đó không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn, vì sao ư? Vì chỉ có chứng kiến tận mắt quy trình nấu rượu bạn mới biết được rằng những nghệ nhân nấu rượu đích thực ở dân chài miền biển này không bao giờ làm ra loại rượu như thế. Do quá trình làm thấp đến 40 độ là rượu không còn cái mùi vị thơm ngon của gạo nếp cũng như men thuốc bắc 36 vị nữa, làm như vậy chỉ có mất đi cái thương hiệu của của các nhà nấu rượu ngon kể trên. Với lý do đó chúng tôi khuyên các bạn nên dùng rượu từ 39- 50 độ là hợp lý nhất, như thế rượu mới đằm, đầm độ sâu và hương thơm của gạo nếp và men được đảm bảo. Khi uống khí mới tỏa tới đan điền và tầm độ đó rượu để càng lâu mới càng ngon hơn, ngâm với các loại thực hay động vật sẽ tiết ra tốt hơn. Vì lý do đó chúng tôi luôn luôn cam kết chỉ giới thiệu sản phẩm rượu ngoại với nồng độ trong khoảng 39-45 độ. Khi mua làm quà biếu hoặc để uống thì độ rượu hợp lý nhất là khoảng 45 độ vì nếu nồng độ cao quá sẽ khó uống, nồng cay không phải thích hợp với tất cả mọi người. Còn nếu các bạn muốn thưởng thức nồng độ cao trên 50 độ thì theo mình nên mua loại rượu ở nơi uy tín với nồng độ trên được chôn dưới đất trên 1 năm trở lên. Còn nếu do nguyên nhân nào đó hoặc có thể bạn không uống được nồng độ cao để làm hạ nhiệt độ các bạn nên để chai rượu 45 độ vào ngăn đá hay để lạnh trong chậu đá, rượu sẽ giảm nồng độ và uống cảm giác ngon và mát hơn.
Lợi và hại của rượu
Rượu là thứ không thể thiếu trong đời sống văn hóa và xã hội. Rượu thường xuất hiện trong các buổi tiệc liên hoan, đám cưới, đám giỗ, đám tang hay đơn giản hơn, khi bạn bè lâu ngày gặp lại, những dịp giải trí cuối tuần… Rượu có thể mang lại lợi ích cho công việc và sức khỏe nếu ta biết dùng đúng cách, điều độ. Ngược lại, nếu uống rượu quá nhiều đến mức say xỉn sẽ gây tác hại rất lớn đến sức khỏe bản thân, hạnh phúc gia đình và an ninh xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu uống một ít bia rượu mỗi ngày, khoảng 1-2 lon bia (hoặc nửa xị rượu đế) kèm theo tập thể dục thể thao thì rất có lợi cho sức khỏe. Với một lượng vừa phải như vậy, rượu sẽ có tác dụng đánh thức các hoạt động trong cơ thể, làm cho não, tim, gan hoạt động tốt hơn. Lượng rượu vừa phải này còn có tác dụng chống lại chứng xơ vữa động mạch. Điều cần nhớ là uống rượu phải kèm theo tập thể dục thể thao đều đặn, mỗi ngày 30-45 phút. Tuy nhiên, trong thực tế, khi đã vào quán, khó ai có thể chỉ uống 1-2 lon bia khi mà men rượu chỉ vừa mới ngấm, rồi bạn bè lôi kéo, thách thức, còn các cô tiếp viên xinh đẹp thì cứ thoăn thoắt khui hết lon này đến lon khác… Trong hoàn cảnh đó, chúng ta rất dễ uống đến mức gây hại cho sức khỏe nếu không biết điểm dừng. Rượu là thứ “gia vị” tăng thêm niềm vui trong mấy ngày Xuân nếu mọi người uống chừng mực và biết nói “thôi” khi chưa muộn. Để không khí ngày Xuân được vui tươi trọn vẹn, chúng ta hãy nhớ đừng uống quá 2 lon bia.
Tác dụng tuyệt vời của Rượu ngoại
Giúp ăn ngon miệng:
Màu đỏ tươi rất đẹp mắt của vang đỏ có tác dụng kích thích vị giác của người sử dụng. Đặc biệt, vị thơm của hoa quả và vị chát của rượu khi bạn chạm môi sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn. Mùi thơm và các thành phần đặc biệt khiến cho rượu nho trở thành một đồ uống rất thích hợp để ăn cùng cơm hay bánh mỳ, không những có thể khai vị, giúp tiêu hóa thức ăn, nâng cao chất lượng bữa ăn mà còn làm cho chúng ta cảm thấy hưng phấn, thoải mái tinh thần.
Bồi bổ sức khỏe
Nguyên liệu thiên nhiên và quá trình chưng cất rượu vang nho là yếu tố giúp loại vang này chứa nhiều loại axit amin, khoáng chất và vitamin, đây đều là các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nó có thể được hấp thu trực tiếp vào cơ thể mà không cần qua giai đoạn tiền tiêu hóa. Đặc biệt đối với những người ốm yếu, nếu thường xuyên uống một lượng thích hợp rượu vang nho thì sẽ rất có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Các hợp chất có chức năng oxy hóa có trong vang nho có thể phòng trừ các phản ứng oxy hóa có hại trong quá trình trao đổi chất. Những tác hại này là một trong những nhân tố dẫn đến một số bệnh thoái hóa như đục thủy tinh thể, bệnh tim mạch, lão hóa, xơ vữa động mạch. Do vậy, thường xuyên uống rượu nho với một lượng vừa phải có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Có lợi cho tiêu hóa
Trong dạ dày có 60-100g rượu vang nho có thể làm tăng dịch vị dạ dày thêm 120ml, có lợi cho tiêu hóa và phòng ngừa táo bón. Do đó rượu vang có thể điều tiết chức năng của ruột, có tác dụng đối với việc điều trị bệnh viêm ruột. Rượu vang trắng chứa kali sorbat, có lợi cho việc tiết dịch của mật và tuyến tụy. Rượu nho có tác dụng giảm cân, mỗi ml rượu vang nho có chứa 525cal, số nhiệt lượng này chỉ tương đương với 1/5 nhu cầu nhiệt lượng trung bình cần thiết mỗi ngày của cơ thể. Sau khi uống, rượu vang nho có thể được hấp thu trực tiếp, tiêu hóa hết trong vòng 4 giờ mà không làm tăng cân. Những người thường xuyên uống rượu nho không những có thể bổ sung lượng nước và các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn có lợi cho việc giảm béo.
Lợi tiểu
Một số loại rượu vang trắng chứa hàm lượng cao các chất kali tartrat, kali sulfat, kali oxit, có tác dụng lợi tiểu và duy trì độ cân bằng axit trong cơ thể.
Sát khuẩn
Con người đã biết tác dụng sát khuẩn của rượu nho từ rất sớm. Cảm cúm là một bệnh lây thường gặp, các chất kháng khuẩn trong rượu nho có tác dụng ức chế sự truyền nhiễm virus cúm, phương pháp truyền thống là uống một ly rượu nho ấm hoặc đánh một quả trứng gà vào ly rượu nóng, để nguội rồi uống. Nghiên cứu cho thấy tác dụng sát khuẩn của rượu là do nó chứa các chất gây ức chế, tiêu diệt vi khuẩn.
Ngăn ngừa ung thư vú
Các thí nghiệm cho chuột mắc ung thư uống rượu vang nho mới nhất cho thấy, rượu nho có tác dụng mạnh mẽ trong việc ức chế bệnh phát triển. Các chuyên gia nghiên cứu của Đại học Dược Illinois (Mỹ) đã dùng dâu, lạc, vỏ quả nho và nhận thấy tác dụng chống ung thư của chúng rất mạnh. Các nhà khoa học Mỹ gần đây phát hiện rằng trong rượu nho có chứa một chất hóa học có thể chống lại ung thư vú. Nhà khoa học Roy Williams của Viện nghiên cứu rượu vang nằm ở Los Angeles (Mỹ) đã phát biểu trong một cuộc họp báo ở Washington rằng họ đã phát hiện ra chất có tác dụng phòng ngừa ung thư vú trong rượu vang đỏ và vang trắng. Sở dĩ chất này có tác dụng như vậy là do nó có thể chống lại estrogen, chất có liên quan đến bệnh ung thư vú.
Ngăn chặn sự hấp thu chất béo
Các nhà khoa học Nhật phát hiện ra rượu vang đỏ có thể ức chế sự hấp thu chất béo. Thí nghiệm trên chuột cho thấy sau một thời gian uống rượu vang, sự hấp thu chất béo trong ruột chuột chậm lại, thí nghiệm lâm sàng trên cơ thể người cũng cho kết quả như vậy.
Làm đẹp, ngăn ngừa lão hóa
Các thành phần hữu cơ chứa nhiều phenol chỉ có trong rượu vang giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa các cholesterol có hại, làm mềm huyết quản, tăng cường chức năng tim mạch, lại có hiệu quả làm đẹp, ngăn ngừa lão hóa.
Cách phân biệt rượu ngoại thật
Mức rượu trong chai: Thông thường các loại rượu mạnh như Brandy, Cognac, Whisky… của các hãng trên thế giới được đóng chai tự động, do đó về mặt nguyên tắc, mức rượu bên trong các chai rất đều nhau. Các đối tượng làm hàng giả thường chỉ đóng bằng tay, vì vậy mức rượu bên trong chai thường không đều nhau. Khi quan sát một dãy rượu cùng nhãn hiệu trong cửa hàng, nếu thấy chai nào có mức rượu khác với chai còn lại thì ta có thể nghi vấn đó có thể chai giả, và tiếp tục kiểm tra những yếu tố tiếp theo.
Màu sắc trong chai: Khi quan sát một dãy chai rượu cùng một nhãn hiệu trong cửa hàng ở cùng một góc ánh sáng chiếu vào, nếu thấy chai nào có màu sắc khác biệt so với những chai còn lại thì ta có thể nghi ngờ đó là hàng giả. Màu sắc có thể là nhạt hơn, sẫm hơn, hay có vẩn, váng đục… Tuy vậy, màu sắc khác biệt chưa hoàn toàn đủ yếu tố để khẳng định đó là giả.
Kiểm tra nhãn rượu: Hầu hết những chai rượu giả trên thị trường đều sử dụng lại chai thật, nhãn thật, nhưng có thể trong quá trình tẩy rửa chai, nhãn thật bị trầy xước hoặc bị bong ra, do đó các đối tượng làm hàng giả đã in nhãn giả thay thế. Sự khác biệt lớn giữa nhãn thật và nhãn giả là nhãn giả không thể bắt chước được việc thực hiện in chữ nổi, màu ánh kim… đúng như hãng chính gốc.
Kiểm tra nắp nút: Thông thường các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ lưỡng, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình nậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật…
Kiểm tra đáy chai: Có một số loại rượu được làm giả bằng cách khoan một lỗ rất nhỏ, như sợi tóc dưới đáy chai để rút rượu thật ra và bơm rượu giả vào. Do đó khi mua bạn nên quan sát thật kĩ dưới đáy chai, nếu có dấu vết lạ thì không nên mua. Các vết khoan thường ở những chỗ khó thấy ví dụ: chính giữa vòng tròn của những chữ “A,O,B,.. hoặc những chỗ có vết tì sẵn trên chai khi sản xuất. Sau khi hút rượu ra, lỗ được dán thật kĩ bằng keo trong nên rất khó phát hiện. Các bạn cần quan sát thật kĩ để tìm những lỗ như vậy.
Cách sử dụng rượu ngoại
Dùng rượu:
Cất rượu ở những nơi có nhiệt độ làm tăng thêm hương thơm của chúng. Rượu trắng, rượu hồng nên ướp lạnh, rượu đỏ nên dùng ở khoảng 65 độ. Cất rượu trong chai, chỉ mở chai khi rót, phần lớn các loại rượu không nên mở nắp. Khi uống, nên rót rượu ở mức 1/2-2/3 ly để bạn có thể giữ được hương thơm của rượu. Đối với rượu khai vị và rượu tráng miệng chỉ nên dùng với lượng vừa phải.
Sử dụng rượu:
Nếu bạn được ai đó cho hay tặng một chai rượu ngoại thì trước khi đem ra sử dụng bạn nên thử bằng các cách sau đây để tránh tác hại khi uống: Đem để vào ngăn đá tủ lạnh, sau 12 giờ lấy ra nếu như có hiện tượng đông đá trong chai rượu thì có thể là rượu giả. Để thử nồng độ cồn trong rượu bạn có thể đổ một ít rượu ra lòng bàn tay, xoa hai tay với nhau rồi đưa lên mũi ngửi, nếu thấy có mùi xốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn. Rượu giả khi mở ra uống không thấy mùi thơm, có vị chua hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng và màu rượu thì nhờ nhờ không đặc trưng như rượu thật. Sau khi uống có thể bị đau đầu. Đối với rượu Cognac thì rượu thật được chưng cất từ nho và được ngâm ủ lên men trong thùng gỗ sồi. Khi rót rượu vào ly chỉ cần lắc nhẹ ly rượu mùi thơm được tỏa ra mùi vị rất đặc trưng. Ngoài ra, rượu phải có độ sánh (người ta hay nói rượu có chân) và có mùi thơm của nho, của gỗ sồi, mật ong…
Lời khuyên cho người tiêu dùng
Tốt nhất, người tiêu dùng nên mua rượu ở những nơi uy tín hoặc cửa hàng lớn có tên tuổi, có đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu của các loại rượu. Khi mua rượu, bắt đầu ở cửa hàng bán sỉ. Sau đó, hãy tìm hiểu thông tin từ người chủ bán hàng để được hướng dẫn chọn lựa, luôn nhớ khẩu vị của bạn, chọn rượu và thức ăn phải thích hợp. Nói chung, bạn nên dùng rượu ở chai 750ml. Một số loại rượu có thể có chai 1,5 lít thích hợp khi dùng cho nhiều người. Bạn có thể dùng thử trong các chai mẫu (nhỏ) để đảm bảo bạn chọn đúng, trước khi mua chai lớn.
Nên chuyển sang mua những loại rượu mà giới làm giả ít chú ý như rượu vang, bởi loại này đi biếu vừa lịch sự, vừa có nhiều mức giá đa dạng từ 200.000 – 300.000 đồng/chai. Thậm chí nếu sang có thể mua với những chai có giá 7, 8 triệu đồng/chai vì hầu hết giới làm rượu giả tập trung vào các loại rượu phổ biến và có giá ở tầm trung. Khi mua rượu không nên mua ở các cửa hàng bán lẻ vì đây là nơi rượu giả dễ trà trộn vào nhất. Nên chọn mua ở các trung tâm hoặc các cửa hàng lớn có uy tín. Cẩn thận với những loại rượu được giới thiệu là “xách tay từ nước ngoài về”. Đề phòng những loại rượu được bán với giá “quá rẻ”.